Trung Đông cổ đại Thời_đại_đồ_sắt

Thế giới năm 1000 TCN. Các khu vực sản xuất đồ sắt được chỉ ra với viền đỏ; sản xuất đồ đồng với viền màu hồng.

Thời đại đồ sắt tại Trung Đông cổ đại được cho là đã bắt đầu với sự phát hiện ra sắt nóng chảy và kỹ thuật rèn tại khu vực Tiểu Á hay Kavkaz vào cuối thiên niên kỷ 2 TCN (khoảng 1300 TCN)[3]. Từ đây nó đã lan truyền nhanh chóng trong cả khu vực Trung Đông và vũ khí sắt đã thay thế cho vũ khí đồng vào đầu thiên niên kỷ 1 TCN. Việc sử dụng vũ khí sắt của người Hittite được coi là nhân tố chính trong việc phát triển nhanh của đế quốc Hittite[cần dẫn nguồn]. Do khu vực mà công nghệ sắt đã phát triển đầu tiên nằm gần Aegean, nên công nghệ này đã được phổ biến tương đối sớm vào cả châu Á lẫn châu Âu,[4] được hỗ trợ bằng sự mở rộng của đế quốc Hittite. Người Sea và có dân tộc có liên quan là người Philistin, thông thường gắn liền với sự giới thiệu công nghệ sắt vào châu Á, cũng như người Doris với cường quốc Hy Lạp cổ đại [5]

Vào giai đoạn từ thế kỷ 12 TCN tới thế kỷ 8 TCN, khu vực giàu quặng sắt đã tìm thấy nhất là Syria và Palestine. Đồng đỏ đã phổ biến hơn trong giai đoạn từ trước thế kỷ 12 TCN cho đến thế kỷ 10 TCN. Snodgrass,[6][7] và các tác giả khác cho rằng sự thiếu hụt thiếc, kết quả của sự đổ vỡ thương mại trong khu vực Địa Trung Hải vào thời gian đó đã buộc người ta phải tìm kiếm vật liệu thay thế cho đồng đỏ. Điều này được khẳng định bằng thực tế là trong giai đoạn đó, các đồ vật bằng đồng đỏ đã được tái chế từ công cụ thành vũ khí, chỉ ngay trước khi có sự ra đời của đồ sắt.

Cũng cần lưu ý rằng giai đoạn đầu của đế quốc Assyria, người ta đã có các liên hệ thương mại với các khu vực mà ở đó công nghệ sắt đã được phát triển đầu tiên vào thời gian mà công nghệ này được hình thành và phát triển.